作品名稱:Giấc mơ nơi xứ người他鄉之夢

姓名:筆名芒草香(不方便公布真實姓名)

任何一個女孩子,都希望長大之後前途光明燦爛,能遇到心愛的人、能擁有穩定的工作,能建立一個小小的家庭。而我,一個京北女孩,也曾經渴望能像其他女孩一樣擁有幸福。然而,生活中有多少人能夠如願以償?

2000年初,我父親過世,留下給母親兩個年幼的孩子。當時我未滿十六歲,弟弟也未滿十三歲,與我們作伴的,是為了替父親和我醫病所留下的巨大債款。家庭和健康狀況迫使我輟學去工作,以幫忙母親扶養弟弟,然而,貧窮仍然是貧窮。母親決定去借錢讓我到台灣工作,只希望我們的生活能夠好轉。去仲介公司報到那天,我帶著滿懷希望,期待自己能早點去台灣工作賺錢,幫助母親和弟弟。經過兩個月的培訓,我被挑上,出國時間也安排妥當,然而,隨著我一起出國的是家人到處借來的七千美元債款。出國當天,我在內排機場憂喜交集:仲介費這麼多,我要何時才能賺夠錢還債?飛機來到了台灣的國際機場,我心中又出現另一個擔憂,不知能否進入好的公司,不曉得加班時間多不多?要幾個月才能夠寄錢回家呢?

公司在龜山,我在品管部門工作。剛開始的四個月,因為我是新員工而不得加班。到第五個月,終於能夠加班了,但公司的加班費只有1.33倍,即使我加班再多也賺不了多少錢。後來遇上經濟衰退期,公司又改成八小時制,沒有加班。兩年合約即將結束,而我仍未賺足七千美元,心中的擔憂揮之不去,想到年邁的母親、還在上學的弟弟、以及出國工作借貸的債款,我只能哭。

托上天牽的紅線,我在台灣遇到了他,那個我愛著、且相信將能夠和他終生共築幸福巢的男人。他在台中,我在桃園,能見面的時間非常少,我們用電話和隔幾週見一次面來維繫感情。他的安慰和鼓勵讓我暫時脫離柴米油鹽的擔憂。當他準備回國的時候,留給我一句承諾:「我將會回來台灣,我們一起賺錢,再一起蓋一間小小的房子。」我將他的承諾藏在心底,等待著他的歸來,但人們常說「離久情疏,承諾如風拂雲飄」。他回國兩個月之後,電話少打了,也少接了。該來的事終究會來,那件世界上最難過的事情,只是我從未想到他會如此對待我。那天晚上,弟弟打電話來說:「為什麼姐姐的男朋友在阿簪家好幾天了?」阿簪是我從小的好朋友,我給了他阿簪的電話,讓他們互相認識,好讓他在越南時,即使沒有我的陪伴也不那麼鬱悶,怎知最後我卻「相信朋友而失去丈夫」。男友和好朋友的背叛讓我心痛無比,只能為命運的愚弄而哭泣。那段時間,下班後我只能找一個角落躲起來,為自己所受的傷害哭個痛快。

一波未平,一波又起。兩年合約剛滿,公司的工作量減少,因此也不讓我展延第三年。那簡直是晴天霹靂。年邁的母親一直病痛,弟弟失業,積欠的債務未還清,男友與好友背叛,對我而言一切都要結束了。我就像迷路的飛蛾,不知何去何從,不知該如何是好。我決心不能一無所有地回國,不能讓母親和弟弟繼續受苦,不能被那兩個骯髒的人嘲笑奚落。某天,那位「好朋友」打電話告訴我,她已經懷了那負心漢的孩子,我決定為自己的人生翻過新的一頁,就是「嫁台灣郎」。嫁給台灣人,讓我將能夠在台灣留得更久,更能夠幫助母親和弟弟。到台灣男友家拜訪兩次之後,在我家人的同意下,我決定和他結婚。我即將回越南,而我現在的先生當時仍未辦妥離婚手續,所以我們只能先拍婚紗照。當我準備離開時,也發現自己已經懷孕,不知道該開心還是該難過,因為我將要回國辦理結婚手續,如同將自己的一生孤注一擲,「事成則風光體面,失敗則顏面盡失」。

相隔兩年,我終於回到了親愛的家鄉,回到小而溫馨的家庭,母親和弟弟終日盼望遠方的孩子與姊姊消息的地方。我帶著因懷孕而日漸明顯的肚子,不知道這次用一生來搏的賭注,是對還是錯?外人的閒言閒語都被母親擋住,但即使母親不斷地安慰我,要我別在懷孕時胡思亂想,但我明白母親的擔憂,只是她一直壓抑著、隱藏著。

生產的日子很快也來到,我生了一個白皙、可愛的兒子。我先生知道時很開心,產後第二十五天,先生和公婆一同來到越南看我和孩子,直到那時候,村民的閒話才停下來。兒子兩歲時,我的結婚手續也辦妥。我們母子倆在越南時,我先生很盡責地寄錢到越南養孩子,因此我不需要太擔心。辦理擔保我們母子倆去台灣的手續則遇到許多困難,花費也不少,我先生得在台越兩地跑很多次才辦好。最終,我們等待的日子來臨,拿著護照和簽證在手中,陪在親人身邊的日子即將結束,握著母親和弟弟的手,看著母親的淚水不斷在消瘦臉頰滑落。即使母親已經努力遮掩她的擔心,擔心我隻身在他鄉當人媳婦,被欺負卻沒人鼓勵與分擔。在我走進登機室之前,母親說了最後的一席話:「孩子,你要記住媽媽的話,公公婆婆和夫家就像妳的家庭一樣,妳要疼愛、照顧妳的夫家,媽媽知道妳會遇到很多困難,有時候也會感到委屈、寂寞,但媽媽相信女兒能夠撐過,媽媽也會一直支持妳。」母親將我和兒子擁入懷裡,親吻我們的臉頰,哽咽地跟從小就由她照顧的外孫說:「你過去那邊,跟爺爺奶奶和爸爸團聚了,你不要忘記外婆喔……」媽媽說著,不停啜泣。我上飛機,但心如刀割,就要離開生長的土地,離開有母親和弟弟的溫暖家庭,離開那即將迎接快樂農曆新年的家鄉,同時也離開了那些帶給我痛苦的人們。

我和兒子來到第二個家鄉,重返夢幻的寶島,我一直幻想第二個家庭會迎接、照顧我們。來到台灣已經是農曆十二月二十八日的晚上,這是第一個在夫家、在他鄉過的年節。剛開始,兒子需要一段時間適應周圍的人,他想家又想外婆,一直吵著要回外婆家,我最沒料到的是先生對我的薄情和冷漠。我想家、想念家人,尤其在年節將近的這個時候,我先生不但不諒解,反而只會對我叱罵。因為兒子在越南出生,到兩歲還只會說越南話,我先生卻不斷挑剔,說我不會教孩子,小到連兒子吵著要其他孩子玩具的事,我先生也在過年時不停地指責。我們母子倆剛到台灣,人生地不熟,語言不通,又恰巧是在年節,可是我先生都不會瞭解、體諒,替我分擔憂愁,讓我淡忘對家鄉的思念,反而是冷漠與叱罵。我感到很難過又委屈,不曉得自己選擇這條路是對還是錯?那些日子,我失去笑容,只能為自己命運的不幸而哭泣。我們夫妻倆常常吵架、發生衝突。我先生總是罵妻打兒,孩子睡不好半夜哭鬧也被打。我們母子倆才來一個月,但我先生不斷地威脅要帶走孩子趕我回娘家。我很難過,因為再努力也被冷落,只因我是越南新娘,是外族人。

我們在台灣一個多月,我先生一毛錢都不給我,不讓我和朋友聯繫,還說了一些無情的話:「接妳過來,給妳吃給妳住,有水有電讓妳用,還要錢來幹什麼?」那些話如同一把刀劃割我的心。這就是沒有愛情基礎的婚姻?嫁台灣郎的下場就是這樣?還是因為我先生有了別人,才對妻兒如此薄情?我已經拋棄「嫁給所愛的人」的這個夢想,如今卻遇上一段沒有愛情的婚姻。那是這場交易的代價嗎?我曾經想過一走了之,跑回越南,但想到母親和她那滑落在消瘦暗沉臉頰上的淚水、那些左鄰右舍對懷著身孕的我的嘲諷、那些親戚朋友對於我嫁台灣人將有富裕生活的想法,尤其不能在這樣的情況之下回家,讓當年背叛我的兩個人有機會揶揄、嘲弄。想著想著,我吞下眼淚,決心忍耐,度過這些難熬的日子。令我感到安慰的是,公婆都很好,他們瞭解我、體諒我,當他們知道我被先生如何對待時,也會安慰我。幸好我先生在異地工作,半個月才回家一次,否則我也不知道自己有多少能耐和他繼續生活。現在,我兒子已經上幼稚園,我跟公婆一起在工地工作,先生不讓我在工廠上班,我只能聽從公婆的安排。對一個身型瘦小的女孩子而言,我的工作相當辛苦,但我會為了所愛的人而繼續努力,也希望「雨過天晴」,那陽光將曬乾我的孤單、鄉愁、因痛苦而流下的淚水。老天爺不會剝奪人們的所有,希望我有足夠的體力工作賺錢,幫助母親、照顧孩子,直到某一天我能夠帶著笑容回到家鄉,對母親說:「媽媽,我很好,我和我的小家庭過得很幸福,我的選擇最後已經得到回報了,請媽媽放心喔。」我很期待那一天的到來,也會努力讓那天能夠成真,而不只是空想。

像我這樣的越南媳婦,來到他鄉,只是希望能得到第二個家庭疼愛、體諒、照護。不只是自己,我更希望所有嫁外國人的越南女孩能夠被先生疼愛、被夫家尊重,那是我們的夢想與渴望。請諒解,也請幫助我們,不得已要遠嫁的女孩子其實很辛苦!

「女孩之身好比十二渡頭,怎知何處清澈何地汙濁。(Đời người con gái như mười hai bến nước, biết bến nào đục bến nào trong)」

--完--

Bất cứ người con gái nào khi lớn lên cũng mơ ước tương lai của mình được tươi sáng, sẽ gặp được người mình yêu thương, sẽ có công việc ổn định và xây dựng một gia đình bé nhỏ, và tôi – một người con gái Kinh Bắc cũng từng khao khát có được hạnh phúc như bao cô gái khác. Nhưng trong cuộc sống có bao nhiêu điều được như ta mong muốn?
Đầu năm 2000, bố tôi qua đời để lại cho mẹ 2 đứa con thơ khi đó tôi chưa tròn 16 tuổi, em trai tôi chưa tròn 13 tuổi cùng với khoản tiền nợ chữa bệnh cho bố và tôi. Hoàn cảnh gia đình và sức khỏe buộc tôi phải nghỉ học để đi làm giúp mẹ nuôi em, nhưng cũng không vượt qua được cảnh nghèo khó. Mẹ tôi quyết định vay tiền cho tôi xuất khẩu lao động sang Đài Loan mong cuộc sống sẽ khá hơn. Ngày tôi nhập học với bao ước mơ và mong muốn sẽ được nhanh chóng qua Đài Loan để kiếm tiền giúp đỡ mẹ và em. Sau 2 tháng học tập tôi đã được trúng tuyển và có lịch bay, nhưng với số tiền tổng cộng là 7000 USD thì gia đình tôi phải chạy vạy vay mượn toàn bộ. Và ngày bay cũng đến cuối cùng tôi cũng có mặt ở Sân bay Nội Bài, vừa vui vừa buồn và nỗi lo lắng trong lòng tôi luôn trào dâng: chi phí đi lại quá lớn đến bao giờ tôi mới kiếm đủ? Thoáng chốc, máy bay đã đến Sân bay TAIWAN, lại một nỗi lo lắng nữa ùa về đó là không biết có được vào công ty tốt, nhiều việc làm thêm hay không? Bao nhiêu tháng mới gửi được tiền về cho gia đình đây?
Công ty tôi ở Quây Shàn, tôi vào làm ở bộ phận QC, 4 tháng đầu vì là công nhân mới nên tôi không được làm thêm. Tháng thứ 5 tôi mới được làm thêm nhưng vì công ty chỉ trả lương làm thêm 1,33 nên tôi có cố gắng làm thêm thật nhiều cũng không được bao nhiêu tiền. Sau đó kinh tế khó khăn công ty chỉ có chế độ làm việc 8 tiếng và không có tăng ca. Sắp hết 2 năm hợp đồng nhưng tôi vẫn chưa làm được đủ 7000 USD, nỗi lo lắng vẫn canh cánh trong lòng, nghĩ đến mẹ già, đứa em trai vẫn đang còn đi học và số tiền vay nợ để đi xuất khẩu lao động tôi lại rơi nước mắt.
Sang Đài Loan được duyên trời se tôi gặp được anh, người mà tôi yêu và tin tưởng sẽ cùng nhau đắp xây hạnh phúc đến trọn đời. Anh ở Đài Trung, tôi ở Tảo Yán nên cũng ít khi được gặp mặt, tình yêu của chúng tôi dành cho nhau chủ yếu qua điện thoại và cách mấy tuần anh mới lên gặp tôi một lần. Có anh an ủi động viên khiến tôi vơi đi nỗi lo cơm áo gạo tiền. Rồi anh cũng đến ngày về nước và gửi lại tôi lời hứa rằng: sẽ quay trở lại Đài Loan, chúng mình sẽ kiếm tiền rồi cùng nhau xây một ngôi nhà nhỏ. Lời hứa đó tôi đã giữ trong lòng và mong chờ anh quay lại, nhưng người ta thường nói “xa mặt cách lòng, lời hứa như gió thoảng mây trôi”. Anh về nước được 2 tháng thì dần dần anh ít gọi điện và nghe điện thoại của tôi. Rồi một ngày, điều gì đến cũng đã đến, điều đau đớn nhất trên đời mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến là anh lại đối xử với tôi như vậy. Buổi tối hôm đó em trai tôi gọi điện cho tôi bảo : “Sao người yêu chị lại về nhà Chiêm (cô bạn thân của tôi) chơi mấy ngày?” Vì Chiêm là cô bạn thân của tôi từ thuở bé cho nên tôi đã cho anh số điện thoại để họ có thể kết bạn cho đỡ buồn khi không có tôi bên cạnh, nào ngờ “tin bạn mất chồng”. Tôi đau đớn vì bị người yêu và bạn thân phản bội, chỉ biết khóc cho số phận chớ trêu lại xảy đến với tôi như vậy. Trong khoảng thời gian đó, hầu như sau giờ làm tôi chỉ biết tìm một góc nào đó để lấp mình khóc cho vơi bớt vết thương lòng.
Chuyện cũ chưa nguôi thì chuyện mới lại đến, vừa hết hạn 2 năm thì tôi nghe nói công ty ít việc nên không cho tôi ký gia hạn hợp đồng thêm 1 năm. Tin đó như sét đánh mang tai. Mẹ già đau yếu, em trai thất nghiệp, nợ vẫn chưa trả hết, người yêu và bạn thân phải bội, với tôi như vậy là hết. Tôi như con thiêu thân bị lạc đường không biết đi đâu về đâu và phải làm thế nào? Tôi quyết tâm không để về tay trắng, không thể để mẹ và em chịu khổ, không thể để 2 con người nhơ bẩn đó cười vào mặt tôi được. Vào một ngày cô bạn “tốt” đó gọi điện báo tin đã mang thai với tên Sở Khanh kia tôi đã quyết định mở cho cuộc đời mình một trang sách mới đó là quyết định “lấy chồng Đài Loan”. Lấy chồng Đài Loan tôi sẽ được ở lại lâu hơn, có điều kiện giúp đỡ mẹ và em. Sau 2 lần về nhà bạn trai người Đài Loan để tìm hiểu và tôi đã quyết định làm đám cưới (tất nhiên là phải có chấp thuận từ phía gia đình của tôi). Vì tôi sắp phải về nước và vì người chồng bây giờ của tôi lúc đó giấy tờ ly hôn chưa được rõ ràng nên chúng tôi chỉ chụp ảnh cưới. Khi tôi chuẩn bị về nước là lúc tôi biết tôi đã mang thai, tôi không biết là nên vui hay nên buồn vì tôi về nước đợi làm thủ tục kết hôn, tôi đã đánh cược cả cuộc đời tôi vào canh bạc: “được thì mở mày mở mặt, thất bại thì sẽ rất nhục nhã và đắng cay”.
Sau 2 năm xa cách tôi cũng đã được đặt chân trở vể mảnh đất thân yêu, trở về ngôi nhà nhỏ nhưng đầy ắp tình thương yêu ấm áp của gia đình, nơi đó có mẹ hiền và em trai đang ngày ngày mong mỏi người con, người chị từ phương xa trở về. Tôi trở về nhà với cái bụng ngày càng to và nỗi lo trong lòng liệu mình đánh đổi cuộc đời mình với canh bạc này là đúng hay sai? Bao nhiêu lời đồn đại, dị nghị từ bên ngoài, tuy mẹ luôn động viên tôi để tôi không suy nghĩ nhiều khi mang thai nhưng tôi biết mẹ lo lắng cho tôi rất nhiều nhưng mẹ kiềm chế và giấu diếm nỗi lo lắng đó.
Thấm thoát cũng đã đến ngày sinh nở, và tôi đã sinh được một cậu bé trắng trẻo, dễ thương. Chồng tôi biết tin đã rất vui và khi tôi sinh được 25 ngày thì bố mẹ chồng và chồng tôi về Việt Nam thăm hai mẹ con, khi đó mới hết lời dèm pha đồn đại của dân làng. Khi con tôi 2 tuổi thì tôi mới làm xong thủ tục kết hôn, những ngày hai mẹ con tôi ở Việt Nam thì chồng tôi cũng làm tròn bổn phận của một người cha là gửi tiền về để tôi nuôi con nên tôi cũng không lo lắng gì. Việc làm thủ tục để hai mẹ con tôi sang đó cũng gặp nhiều khó khăn và tốn kém, không ít lần người chồng Đài của tôi phải đi lại sang Việt Nam lo giấy tờ. Cuối cùng cái ngày mong đợi cũng đã đến, cầm được hộ chiếu và Visa trong tay, giây phút bên người thân sắp hết, bàn tay nắm lấy bàn tay người mẹ già và em trai, từng giọt nước mắt rơi trên đôi gò má gầy gò của mẹ. Mặc dù mẹ đã cố giấu nước mắt để tôi không nhìn thấy sự lo lắng của mẹ khi tôi một thân một mình đi làm dâu xứ người chịu bao thiệt thòi mà không có người thân bên cạnh động viên chia sẻ…lời cuối mẹ dặn trước khi tôi vào phòng kính ở sân bay “Con hãy nhớ lời mẹ dặn, bố mẹ chồng cũng như gia đình chồng cũng giống như gia đình con, con phải yêu thương và chăm sóc cho gia đình chồng con, mẹ biết con sẽ gặp không ít khó khăn, sẽ nhiều khi buồn tủi, cô đơn nhưng mẹ tin con gái mẹ sẽ đủ nghị lực để vượt qua, mẹ sẽ luôn ủng hộ con”, rồi mẹ ôm tôi và cháu ngoại vào lòng mẹ hôn lên má cháu ngoại và tôi, nghẹn ngào mẹ nói với đứa cháu bé bỏng mà mẹ đã chăm sóc yêu thương từ khi sinh ra “Con sang đó với ông bà nội và bố rồi, con đừng quên bà ngoại nhé con...” cứ thế rồi nức nở. Tôi bước lên máy bay mà trong lòng như muốn vỡ òa, vậy là tôi đã rời xa nơi chôn rau cắt rốn, xa mái nhà thân yêu nơi có mẹ có em, nơi mà cái Tết thân thương sum vầy sắp về còn mình lại phải khăn gói đi xa (hôm đó đã là ngày 28 tháng Chạp), cũng là rời xa nơi có những con người đã làm mình đau khổ.
Tôi và con trai đã đặt chân đến quê hương thứ hai của mình, ngày đầu quay trở lại hòn đảo Ngọc thơ mộng với bao nhiêu ước mơ và kỳ vọng gia đình thứ hai sẽ chào đón và yêu thương, bao bọc che trở cho mình. Sang tới nơi đã là tối 28 Tết, cái Tết đầu tiên bên nhà chồng nơi xứ người, con trai mất một thời gian đầu bỡ ngỡ lạ lùng với những người xung quanh, nhớ nhà nhớ bà ngoại luôn đòi vè nhà với bà, điều làm tôi không nhờ đến nhất chính là sự hắt hủi, lạnh nhạt của chồng tôi, với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, người thân, nhất là khi không khí Tết đang đến gần thì chồng tôi không những không hiểu và thông cảm cho vợ con chỉ biết hắt hủi mắng mỏ tôi. Vì con trai sinh ra ở Việt Nam đến khi hai tuổi nên chỉ nói được Tiếng Việt vậy mà chồng tôi không ngừng trì triết nói rằng tôi không biết dạy con, ngay đến những điều nhỏ nhặt như khi con trai tôi đòi đồ chơi của trẻ khác tôi cũng bị chồng mắng chửi mấy ngày Tết. Hai mẹ con tôi mới sang Đài Loan, lạ nước lạ cái, bất đồng ngôn ngữ, lại đúng dịp tết, vậy mà chồng tôi không hiểu, thông cảm và chia sẻ cho tôi vơi di nỗi nhớ nhà. Ngược lại, chồng tôi chỉ biết hắt hủi, mắng mỏ. Tôi thấy quá buồn và tủi thân, không biết mình đã lựa chọn con đường đúng hay sai? Sau những ngày đó tôi không thể nở nụ cười trên môi, chỉ biết khóc thương cho số phận hẩm hiu của mình. Vợ chồng tôi luôn xảy ra cãi cọ, xô xát. Chồng tôi hay chửi vợ đánh con, nửa đêm con ngủ không ngon giấc nên bé thức dậy khóc cũng bị đánh. Hai mẹ con tôi mới sang được một tháng nhưng chồng tôi liên tục dọa bắt con và cho tôi về nước. Tôi thấy thật buồn vì tôi có cố gắng bao nhiêu cũng vẫn bị ghẻ lạnh vì tôi bị coi là cô dâu Việt, người ngoại tộc.
Hai mẹ con tôi sang được hơn một tháng nhưng chồng tôi không cho một đồng tiền nào, không cho tôi liên lạc với bạn bè, còn nói với tôi những câu lạnh lùng “đón cô sang đây, cho cô chỗ ăn chỗ ở, có điện có nước dùng rồi còn cần tiền làm gì?”. Những câu nói đó như một vết cắt sâu trong trái tim tôi. Phải chăng hôn nhân không tình yêu là như thế này đây? Phải chăng lấy chồng Đài Loan là vậy đây? Hay vì chồng tôi ra ngoài có người khác nên mới hắt hủi vợ con như vậy? Tôi đã bỏ hết bao mơ ước mong muốn lấy được người mình thương yêu để bây giờ tôi gặp phải cuộc hôn nhân không tình yêu. Phải chăng đó là cái giá phải trả cho cuộc đánh đổi này? Tôi đã có ý định bỏ về Việt Nam, nhưng nghĩ đến mẹ già với những giọt nước mắt rơi trên gồ má gầy gò, xạm nắng của mẹ, với bao lời đàm tiếu khi tôi vác bụng bầu về Việt Nam, khi họ hàng, láng giềng đã nghĩ tôi lấy chồng Đài sẽ có được cuộc sống sung túc và nhất là không thể quay lại với hoàn cảnh như này để hai con người bội với tôi năm xưa sẽ nhạo báng, hả hê khi nhìn thấy tôi về nước với hoàn cảnh éo le như vậy, chỉ nghĩ đến vậy thì tôi lại nuốt nước mắt vào lòng quyết tâm, quyết tâm nhẫn lại cố gắng chịu đựng. Bù lại phần nào là bố mẹ chồng tôi là những người tốt, họ hiểu và cảm thông cho tôi khi biết con trai mình đã đối xử với tôi như nào nên đã an ủi tôi rất nhiều. Cũng may là chồng tôi đi làm xa, khoảng nửa tháng mới về nhà một lần không thì tôi không biết mình có đủ bản lĩnh để sống tiếp với người chồng đó không. Bây giờ thì con trai tôi đã đi nhà trẻ,tôi đi làm xây dựng cùng bố mẹ chồng vì chồng tôi không cho tôi đi làm công ty lên tôi buộc nghe theo sự sắp xếp của ông bà, công việc tôi đang làm khá nặng nhọc , vất vả đối với một đứ con gái gầy gò nhưng tôi sẽ cố gắng vì những người thân yêu của tôi, với hy vọng “sau cơn mưa trời sẽ nắng” cái nắng đó sẽ làm khô nước mắt của sự cô đơn, của nỗi nhớ quê nhà, nhớ người thân, của những gì đắng cay mà tôi đang nếm trải, ông trời hẳn sẽ không lấy đi hết của ai cái gì, mong là tôi có đủ sức khỏe để làm việc, để kiếm tiền giúp đỡ mẹ già, chăm sóc con nhỏ và đến một ngày nào đó được trở về đất mẹ với nụ cười trên môi mà nói với mẹ rằng “ Mẹ ơi con luôn khỏe mạnh và sống hạnh phúc với gia đình nhỏ của con, con đã được đền đáp với lựa chọn của mình rồi, mẹ hãy yên lòng mẹ nhé” tôi rất rất mong sẽ có ngày đó và cố gắng để ngày đó sẽ là thật chứ không phải mơ nữa.
Những cô dâu Việt như tôi sang nơi đất khách quê người chỉ mong nhận được tình yêu thương, sự cảm thông bao bọc ở nơi gia đình thứ hai, không riêng gì tôi mà tôi mong cho tất cả những cô gái Việt Nam lấy chồng ngoại quốc như tôi được chồng và gia đình chồng tôn trọng, đó là mơ ước và khát khao của chúng tôi, xin hãy hiểu và giúp đỡ chúng tôi-những người con gái bất đắc dĩ phải lấy chồng xa xứ cực lắm ai ơi!
“Đời người con gái như mười hai bến nước, biết bến nào đục bến nào trong”

arrow
arrow
    全站熱搜

    fslv 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()