close

作品名稱:Mùa nhãn chín龍眼成熟時

姓名:Cổ Lam古藍

六月,夏天來臨,也是龍眼成熟的季節。

一個小村莊隱匿在龍眼園之中,極目四望,是一片綠色小山丘,距離市鎮約五、六公里。這裡的生活始終靜謐,村莊裡的幾戶人家都是種龍眼維生。每年到了龍眼成熟的季節,整個村子便熱鬧起來。有人將收穫之後的龍眼帶去市場賣錢,有人則運載回家,將帶殼的果子烘培做成龍眼乾,或製成甜甜的桂圓,很好吃。天色未亮,阿蓉已經起身幫大家準備餐點,因為等會兒全家人就要去山上採收龍眼。這個活兒一般是由王老太太、也就是阿蓉的婆婆來做,但這一個月王老太太身體不適,臥病在床。阿蓉是村莊裡少數的越南媳婦。

***

連續幾天的雨水沖走天空的灰暗,一切變得涼爽又明朗。這個工作天也變得更開心,因為鄰居阿美、阿九姐弟倆來幫忙。阿和是阿蓉的老公,他在龍眼園正中央搭了一個小棚子,採收下來的龍眼都放在這兒,這兒也是巡果園之後的休息處。阿美和阿蓉正在將龍眼綁成一串一串、疊到竹籃裡,待會兒要送去給大盤商。正午的陽光更烈,阿和和阿九回到棚裡休息。他們一起喝著一種含有低度酒精的飲料。不曉得是因為酒精,還是因為陽光,兩人的臉都微微泛紅。

「阿蓉最近還是到移民署當志工嗎?」阿九突然起了話題。

「還是常常去喔!九哥。那裡的工作很有趣,我很喜歡,而且又能遇到很多越南人。」阿蓉笑著回答。

阿九和阿和乾了一杯,繼續話題,半開玩笑地說:「有誰像阿蓉這樣嗎?我也想娶一個越南老婆,像阿和能娶到阿蓉一樣。」

「噢,那要看你能不能...... 像我老公一樣幸運囉!」阿蓉說著大笑,大家也跟著一起笑了起來。

「嗯,阿和要很有福氣,才能娶到像阿蓉這樣的老婆呀!嘿嘿!喔對了,阿蓉有打算繼續去那間我介紹妳的夜間補習班嗎?」

阿蓉還來不及回答,阿美就接了話:「很好欸,阿蓉妳應該去上課啦。多學一點就多知道一些,現在的社會進步很多,像我這把年紀就跟不上了,想學也很難呢。」

「我也很想去上課,但還是要安排一下時間,家裡還有很多事要做,大家又那麼忙。」阿蓉一邊回答一邊想,他們夫妻倆當然明白上課很好,但是除了看得到的困難,另一個讓夫妻倆尚未達成共識的原因,是王老太太還沒同意。

「好啦,我們繼續工作吧!」阿和喝完杯中的飲料,結束話題,往龍眼園走去。

***

王老太太的身體仍未見好轉。

「妳現在還去上課做什麼呢!孩子。」阿蓉的婆婆有氣無力地說著,話語數次因為咳嗽而中斷:「還是專心工作賺多點錢,讓小興能夠去上學就好了。他的未來還很長,還需要照料呢!」

阿蓉不敢多說,只輕輕說聲「是」,便繼續餵婆婆吃飯。其實這幾天,阿九的建議一直在阿蓉心裡盤旋著,那建議挑起了阿蓉對於讀書的兒時夢想。兒時因為家境困難而放棄了學業,在內心深處,阿蓉還是很想去上學。自從來到台灣,這座寶島讓阿蓉認識了許多新事物,讓她對周遭事物有所好奇,使她更想去了解它。阿蓉的先生阿和,即使還有許多讓他擔心的事,但是基本上已經同意讓阿蓉去上課,只是婆婆那一關還過不了。這真的是百般困難的事呀!

夜裡,阿和爬上床,躺在妻兒旁邊。阿蓉抱著已經熟睡的小興。阿和輕輕地摟住阿蓉,輕聲細語:

「老婆,妳一定要去上課嗎?」

「一定啊。只是不曉得要怎麼辦才能讓媽媽同意。」

「真的很困難。我覺得做什麼事都需要用心,要付出一顆真誠的心。我會努力分析讓媽媽了解。如果我以前用功讀書,生活應該也能過得比較好,不必像現在這樣,只能依靠龍眼園的收入。」

「嗯,可是如果那樣,說不定我們就遇不到彼此了啊!」阿蓉開玩笑,先生也跟著大笑。

「可能是真的喔。但好家在,老天爺從不會拿走一個人的全部所有,祂給了我一個像妳這麼好的人生伴侶呢。我決定全力支持妳去上學。」

「太感謝老公了!」

夜已深,在黑漆漆的空間裡,阿和仍感覺到太太正在微笑。

「中午聽阿九講的話,感覺他很喜歡妳齁,老婆?」

「就只會瞎猜呀你。幹嘛問這個?」

「說笑而已。妳這麼可愛,以前在越南,一定有很多人追吧?」

「誰知道啊?老公,你是打算要吃醋喔?」阿蓉調侃著。

「哪裡,才不吃醋。都是夫妻了,才不要吃醋呢!不吃醋!」阿和邊說邊揮揮雙手。

阿蓉忍不住笑了出來。

「好啦,睡覺啦,睡吧。明天又要辛苦了。」

和先生聊了一會兒,阿蓉反而無法入睡。許久以前的回憶湧上心頭。一直以來,阿蓉以為自己已經將那些回憶給忘記,已經能夠快樂地在先生的家鄉生活,與先生的家庭一起。但,就這麼簡單的一件事,阿蓉也辦不到。阿蓉想要遺忘,卻又不敢忘卻,因為那是她生命旋律中最初、最清脆、最純真的音符。那些回憶已經好幾次不請自來,在阿蓉的夢鄉出現,使得她隔天起床所面對的現實恍惚起來。但那也只是在剎那間,因為她還得為先生的家庭而活,尤其是為了小興,她的「寶貝兒」。阿蓉覺得先生說得很對,老天爺不會剝奪人們的全部。無論如何,比起其他越南媳婦,阿蓉覺得自己能得到夫家的關愛,已經是幸運得多了。她和先生的婚姻雖然沒有愛情作為基礎,但後來,他們是因為有愛而繼續一起生活。由義生情,就像人們常說「一日夫妻、一世情緣」。因此,阿蓉克服了最初的陌生、障礙,為自己的家庭經營著幸福的生活。

夢鄉,那是一個奇妙的世界,因為在那裡,人們可以過著另一種生活。人們在夢鄉中,可以躍入未來,或者回溯過去。這些年,對家鄉的惦念仍不時騷動阿蓉的心,而夢鄉就是唯一能夠讓她超越時空的侷限,清晰地、親切地回到親愛家鄉的生活。這些日子,爸媽和弟弟應該也在成熟的龍眼園裡忙碌著。一年的生活,也都寄望在這些時候的收穫。

當年,兩個家庭同在一個村,阿蓉和阿發是兒時的玩伴,青梅竹馬,進而成了情侶。他們的愛情就像大自然裡的果樹,季節到了就開花結果,雙方家庭和左鄰右舍都很支持,讓他們的情感更加濃厚。那段情,也在每天夕陽在河水中散開時的傍晚約會中日益成長。

……

「阿蓉啊,早一點回家喔,孩子!女孩子太晚回家不妥當喔!」每次晚飯之後,當阿蓉跟媽媽請示要出門,媽媽都會這麼說。

「媽,別擔心啦,發哥敢對我怎樣,我就馬上送他到河裡去!」阿蓉調皮地回答。

「妳又來了啊,幸好阿發他了解妳,不然我看都沒人敢娶妳回家呢。」

「媽,妳要對自己的女兒有信心啊。我出去一會兒就回來了喔。」講完,阿蓉順手抓起剛烤好的番薯,帶著待會兒當作零嘴解饞。

三葉船緩慢地順著河渠的水流滑著。河堤兩旁一串串飽滿的龍眼,似乎很努力在水鏡中投映。那感覺,就像只要一揮手便可摘下一串飽滿熟香的龍眼。

「妳家的龍眼,今年看起來是豐收喔。」阿發輕輕地划動船槳。

「還不錯嘍。但豐收的時候價格偏低,我爸媽好擔心喔。久久才有一次這麼豐富的收成。」

「嗯,我家也是。這一季還不錯,我爸媽也說,快要湊夠錢讓我娶老婆了喔。」

「是喔,可是你打算要娶誰呀?」阿蓉嘻嘻地笑,假裝專注剝著手中溫熱的烤番薯。

「誰知道呢,妳很在乎哦?」

「嘖!誰在乎啊!」

……

「發哥啊,這條河渠走到盡頭會是哪裡呢?」

「就到河的主流啊。划完河流就到海嘍!」

「好棒喔。外面的海漂亮嗎?」

「我也跟妳一樣嘛,都沒去過怎麼知道呢。只是那外面浪很大、風很強的喔。」

「可是應該也有很多有趣的事物齁。我聽人家說,海洋不像我們村裡那樣,所以也想看看的說。還是,以後你帶我去,好嘛!」

「我先不答應喔。但我想,我們就在這裡生活,就在這個龍眼園、這條河渠呀,去那麼遠只是自討苦吃而已。妳想玩水,我就划船帶妳去玩,哦!」

……

但,生活總是隱藏著許多晃悠波折。阿蓉的爸爸突然生了重病,不能工作,家裡得將一部分果園賣掉為爸爸治病,阿蓉的家境也因此面臨困難。阿蓉和阿發那段美如家鄉河川的愛情,也沒有得到一個如人們所盼的結局。那些愛情裡從未煩膩的吵鬧、賭氣戲碼一直上演,兩個人的自尊也趁機得以縱容,將他們的距離越拉越遠。那一年的龍眼季,他們沒有一樁預定中的喜事。隔年,也在龍眼季,阿發結婚了,是隔壁村的一位女孩,看起來賢淑、內向。愁悶糾纏著阿蓉,一分一秒都甩不掉趕不走。內心深處,阿蓉不相信,越想越無法相信那是事實。難道她那些模糊的感覺是真的,真正的原因是在於兩人的人生觀、對未來的夢想差異太大,還是因為…… 阿蓉家太窮?!

***

「媽,我想跟您談談我老婆去上學的事。請您同意讓阿蓉去上學,家裡的事我們夫妻倆會安排妥當的嘛。」

王老太太的健康每況愈下。擔心敵不過病魔,王老太太喚阿蓉夫妻和孫子到床邊來囑咐。阿和也擔心這是他說服母親的最後機會,萬一母親逝世,他讓阿蓉去上課,心頭也會對母親過意不去。

「阿蓉啊,妳就為了妳老公,盡心盡力照顧他,照顧這個家。別去讀書了,沒有時間了呀,況且妳現在讀書,以後也做不了什麼啊。要存很多錢,以後才能照顧小興。媽已經想清楚了,妳們就不要多說了……」王老太太話語未畢便猛烈地咳著。

阿蓉感覺到婆婆的身體已經很差,要先生趕緊叫救護車。

「急…… 急救啊?嗯…… 嗯…… 妳打,打電話吧?」阿和慌亂了起來,一手扶母親坐起來,一手幫王老太太順順氣。

之後的將近半個月,阿蓉邊跑醫院照顧婆婆,邊幫先生收穫龍眼。幸好及時急救,加上阿蓉的細心照顧,王老太太最終戰勝了病魔。睜開雙眼,看著坐在床邊幫自己按摩的阿蓉,王老太太心中突然湧起一股難以言喻的情感。算一算,自從嫁入王家,阿蓉從未有過無禮的態度,屋裡院外的事情也都是她一手包辦。阿蓉生了個這麼可愛的孫子,也是她勸阿和將王老太太留在家裡讓她照顧,而不是聽別人的話送媽媽去養老院。突然間,她覺得對這個媳婦加倍疼愛,感覺就像自己親生的女兒。而她,她怎能忍心不讓女兒去實現自己的夢想呢。她將會後悔一輩子呀!想到那裡,王老太太突然感到眼睛一酸,但她仍努力忍住不讓阿蓉知曉。

「孩子,妳去讀書吧,妳應該去讀書啊,阿蓉。」

如此唐突的情況,阿蓉感動得說不出話來,她抱緊婆婆喊著:

「媽…… 媽……」

***

今天下午,結束了移民署的工作,阿蓉繞到學校去接兒子。母子倆去菜市場買了一些菜就回家。下午的街道人車稀少。兩旁的龍眼樹,前陣子還掛著滿滿的果實,現在又長出了嫩綠的葉子。

「今天在學校有什麼好玩嗎,孩子?」

小興從剛剛就坐在後座抱著媽媽,聽到問題就開始滔滔不絕:

「很開心啊,有幾個大學生哥哥姊姊來我們班上,教我們做風箏喔。他們知道我的媽媽是越南人,就問我會不會講越南話。我說我不會,可是我會唱越南歌,然後我就唱了媽媽教的『我愛阿嬤』啊。他們都說我唱得很好聽欸。」

「媽媽的兒子好棒喔,那媽媽就多教你講越南話嘍。」

「好哇。對了媽媽,龍眼沒有了耶。」

「對啊,今天的龍眼季過了,明年會再有的,孩子。」

「明年阿興長大了,阿興再去幫媽媽摘龍眼好不好。」

「好,阿興乖,媽媽就讓阿興去幫忙摘龍眼!」

今天下午,回家的路怎令人如此愉悅。

--完--

Tháng Sáu hè về, cũng là vừa lúc bước vào mùa nhãn chín.
Một thôn trang nhỏ nằm ẩn mình trong đồi nhãn ấy, cả một đồi nhãn xanh rì, cách thị trấn bên dưới cũng chừng hơn năm, sáu cây số. Cuộc sống nơi đây vốn vẫn yên bình như từ bao đời nay. Những hộ gia đình trong thôn sống chủ yếu là nhờ vào trồng nhãn. Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa nhãn chín là cả thôn lại rộn ràng. Nhà thì thu hoạch để đưa ra chợ bán. Có nhà thì lại chở nhãn về để sấy lên, làm thành nhãn khô hay món nhãn nhục ngọt đượm rất ngon. Hôm nay, Dung dậy từ tờ mờ sáng để chuẩn bị đồ ăn cho tất cả mọi người vì lát nữa cả nhà sẽ lên đồi thu hoạch nhãn. Thường thì bà cụ Vương, mẹ chồng của Dung sẽ làm việc này, nhưng cả tháng nay bà trở mệt, phải nằm dưỡng bệnh trong buồng, không đi đâu được hết. Dung là một trong số những cô dâu Việt Nam hiếm hoi ở thôn trang này.

***
Cơn mưa mấy ngày qua như gột rửa hết thảy mọi u ám của bầu trời, làm cho mọi thứ trở nên thật mát mẻ và quang đãng. Buổi làm việc hôm nay càng vui vẻ hơn bởi có thêm chị em nhà A Mỹ, A Cửu bên hàng xóm sang giúp đỡ nữa. Ngay giữa vườn nhãn, A Hòa, chồng của Dung dựng lên một cái chòi nhỏ vừa là nơi tập trung nhãn đã thu hoạch vừa là nơi để nghỉ ngơi sau thời gian chăm sóc cây vườn. A Mỹ và Dung đang bó nhãn lại thành từng chùm rồi xếp vào giỏ tre để lát có thể mang đi giao cho người thương lái. Đến giữa buổi, trời cũng bắt đầu chói nắng, A Hòa và A Cửu vào chòi nghỉ ngơi. Họ cùng uống một loại nước giải khát được pha thêm rượu có độ cồn nhẹ. Khuôn mặt hai người không biết có phải vì vậy hay tại bởi nắng mà cứ đỏ ửng lên.
- Dạo này Dung vẫn đi làm chí nguyện viên ở sở di dân đều chứ? – A Cửu bất chợt mở đầu câu chuyện.
- Dạ cũng thường anh A Cửu à, công việc ở đó thật thú vị, em rất thích, với lại được gặp nhiều người Việt Nam nữa – Dung cười đáp lại.
A Cửu cụng ly với chồng Dung rồi tiếp, giọng nửa đùa nửa thật:
- Có ai giống như Dung không? Tôi cũng muốn cưới được người vợ Việt Nam giống như A Hòa cưới được Dung vậy.
- À, phải coi anh có được may mắn như… chồng em không đã – Dung cười lớn làm mọi người cùng cười theo.
- Ừ, A Hòa phải có phúc lớn mới cưới được người vợ như Dung đây, khà khà… À này, Dung có định đi học tiếp chương trình lớp ban đêm mà hôm trước tôi giới thiệu không?
Dung chưa kịp trả lời thì A Mỹ đã nói thêm:
- Ừ được đấy, nên đi học đi Dung à. Học để thêm hiểu biết, xã hội ngày nay tiến bộ nhiều rồi, nhiều tuổi như chị không thể theo kịp được nữa, giờ có muốn đi học cũng rất là khó.
- Dạ em cũng rất muốn như vậy ạ. Nhưng cần phải sắp xếp thời gian cho hợp lý. Vì ở nhà em cũng rất nhiều việc. Ai cũng đều bận rộn cả. – Dung trả lời. Dĩ nhiên cô và chồng đều biết ngoài những khó khăn như vậy ra, một nguyên nhân lớn hơn khiến cho hai vợ chồng chưa thống nhất được kế hoạch đó là vì chưa được sự đồng ý của bà cụ Vương.
- Thôi ta đi làm tiếp nào! – chồng Dung dốc hết ly nước trên tay để kết thúc câu chuyện rồi đi thẳng ra ngoài vườn.
***
Sức khỏe bà cụ Vương vẫn chưa thấy đỡ hơn mấy.
- Bây giờ mà còn đi học làm gì nữa con – mẹ chồng Dung giọng thều thào, đứt quãng giữa những cơn ho – hãy tập trung làm kiếm thật nhiều tiền cho thằng A Hưng đi học là tốt rồi. Nó còn cả một tương lai dài phía trước cần phải chăm lo.
Dung không dám nói thêm điều gì. Chỉ “dạ” nhẹ trong miệng rồi lại tiếp tục đút cơm cho mẹ chồng. Thực ra, mấy hôm nay, đề nghị của A Cửu cứ thôi thúc mãi trong lòng Dung. Nó như gợi lại cái ao ước được học hành mà từ lâu Dung đành phải gác lại chỉ vì hoàn cảnh gia đình. Trong thâm tâm, Dung rất muốn được đi học. Từ khi đến Đài Loan, hòn đảo ngọc này đã mang đến cho Dung nhiều điều mới mẻ, gây cho Dung sự tò mò, khiến cho Dung muốn được tìm hiểu về nó. Chồng Dung cũng đã có ý xuôi xuôi, mặc dù anh vẫn còn lo nhiều nỗi lo lắng, nhưng còn mẹ chồng thì bà vẫn chưa thông được. Đây quả là một việc rất khó.
Tối A Hòa leo lên giường nằm bên cạnh vợ và con. Dung vẫn đang ôm lấy bé Hưng đã ngủ say. Khẽ vòng tay ôm vợ, chồng Dung thỏ thẻ:
- Vợ nhất định đi học đó chứ?
- Nhất định mà. Chỉ không biết làm cách nào để mẹ chấp nhận được đây.
- Đúng là khó thật. Chồng nghĩ làm gì cũng cần một chữ tâm, một cái tâm chân thành. Chồng sẽ phân tích thêm cho mẹ hiểu. Ngày xưa, nếu chồng ham học, thì cuộc sống có lẽ đã khá hơn nhiều, chứ không phải chỉ trông chờ vào vườn nhãn như bây giờ.
- Ừ, mà có khi như vậy vợ chồng mình lại không được gặp nhau cũng nên – Dung đùa làm chồng Dung cũng cười ngất.
- Có lẽ vậy thật đấy. Nhưng may, ông Trời không có lấy hết của ai bao giờ, ông Trời đã cho chồng một người bạn đời tốt như vợ vậy. Chồng quyết định sẽ ủng hộ vợ đi học.
- Cảm ơn chồng thật nhiều! - Trong đêm tối, nhưng A Hòa vẫn cảm nhận được là vợ anh đang mỉm cười.
- Trưa này nghe A Cửu nói vậy, có vẻ như A Cửu thích vợ lắm đấy nhỉ?
- Chỉ giỏi đoán mò. Mà sao tự nhiên hỏi vậy?
- Hỏi chơi thôi. À mà hồi xưa còn ở Việt Nam, dễ thương như vợ chắc có nhiều người để ý lắm đó nhỉ?
- Ai biết? Bộ chồng tính ghen hay sao vậy? – Dung trêu chồng.
- Có đâu, không ghen. Vợ chồng rồi, không thèm ghen, không ghen – A HòaCửu vừa nói vừa huơ huơ hai bàn tay.
Dung thấy điệu bộ của chồng thì không nhịn được cười.
- Thôi ngủ đi, ngủ đi. Mai sẽ lại vất vả nhiều đấy.
Câu chuyện với chồng khiến Dung tự dưng lại không ngủ được nữa. Kí ức từ những ngày xưa bỗng hiện về. Lâu nay Dung cứ tưởng đã quên được nó để có thể sống vui những ngày tháng nơi quê chồng, với gia đình chồng. Nhưng chỉ điều đơn giản như thế thôi mà Dung cũng không thể nào làm được. Dung nửa muốn quên đi, nhưng nửa lại không dám quên. Bởi đó là những thanh âm trong trẻo, hồn nhiên đầu tiên được cất lên trong giai điệu cuộc đời. Đã đôi lần, kỉ niệm lại về trong những giấc mơ để sáng hôm sau Dung bần thần trở về với thực tại. Nhưng cũng chốc lát thôi bởi Dung cũng còn phải sống cho gia đình chồng, và nhất là cho bé Hưng, “bảo bối” của mình. Dung thấy chồng nói đúng, ông Trời không có lấy của ai tất cả. Dẫu sao, Dung cảm thấy mình còn may mắn hơn nhiều cô dâu người Việt khác khi được gia đình chồng yêu thương. Vợ chồng Dung tuy trước đây không phải lấy nhau vì tình yêu nhưng sau này đã sống vì tình yêu. Chính cái nghĩa đã làm nên chữ tình, như người ta vẫn nói “một ngày chồng vợ trọn kiếp phu thê”. Vì lẽ đó mà Dung đã vượt qua những lạ lẫm, trở ngại ban đầu để có thể xây dựng cho gia đình mình một cuộc sống hạnh phúc.
Giấc mơ là một thế giới diệu kì, bởi nơi ấy, con người ta có thể sống một cuộc sống khác. Một cuộc sống mà họ có thể làm được những điều mình mong ước, họ có thể đến với tương lai hoặc tìm về quá khứ. Bao năm qua, nỗi nhớ quê vẫn luôn day dứt trong Dung và giấc mơ chính là nơi mà Dung được sống với quê nhà một cách rõ ràng nhất, yêu thương nhất. Những ngày này có lẽ ba má với thằng út cũng đang tất bật với mấy liếp nhãn long bắt đầu chín rộ. Cuộc sống quanh năm chỉ trông chờ vào những đợt thu hoạch như lúc này.
Ngày đó, hai nhà chung một ấp, Dung và Phát chơi với nhau từ nhỏ rồi cùng lớn lên, thương nhau rồi yêu nhau. Tình yêu của họ đến như một lẽ tự nhiên như cây quả tới mùa thì đơm hoa kết trái, không những vậy lại còn được cả hai gia đình cũng như bà con lối xóm ủng hộ vun đắp nên càng thêm đượm nồng. Rồi nó lớn dần lên theo những buổi chiều hẹn hò, khi ánh hoàng hôn tan dần vào con nước.
- Nhớ về sớm sớm nha Dung. Con gái đi chơi khuya quá là không nên! – Mẹ Dung vẫn luôn dặn như vậy mỗi khi Dung xin phép đi chơi sau bữa cơm chiều.
- Khỏi lo má, anh Phát có làm gì là con cho anh xuống sông liền – Dung đáp gọn lỏn.
- Bay cứ vậy hoài, may có thằng Phát nó quen, chứ không hổng có đám nào dám rước quá.
- Má phải tự tin như con gái của má chớ. Thôi con đi chút con về liền hà – Dung nói rồi với tay xách mớ khoai mới nướng còn nóng hâm hấp mang theo để lát có cái mà nhấm nháp.
Chiếc xuồng ba lá bơi chầm chậm men theo dòng kênh nhỏ. Hai bên bờ những chùm nhãn nặng trĩu như đang cố soi mình trên mặt nước. Có cảm giác như chỉ cần huơ tay một cái là đã có thể bẻ được một chùm nhãn sum sê lắm vậy.
- Năm nay coi bộ nhà em trúng nhãn heng. – Phát khua nhẹ mái chèo.
- Cũng khá anh. Nhưng mà năm nào được nhiều thì giá lại thấp, ba má em rầu quá. Lâu lâu mới trúng mùa như vầy mà.
- Ừa, bên anh cũng vậy. Nhưng mà đợt này đỡ, ba má anh nói sắp tới có đủ tiền cho anh cưới vợ rồi đó.
- Ủa vậy hả, mà anh tính cưới ai vậy ta? – Dung cười rúc rích, mặt giả bộ ngó lơ vào đôi tay đang bóc bóc những củ khoai còn lan hơi nóng.
- Ai biết đâu, bộ quan tâm lắm hả?
- Hứ! Ai thèm quan tâm chi!...

- À, mà anh Phát nè, đi hết con kênh này là ra tới đâu vậy?
- Thì sẽ ra tới sông cái đó. Bơi hết con sông cái là ra đến biển.
- Thích ha. Ngoài biển đó đẹp hông anh?
- Anh cũng như em vậy thôi, chưa đi bao giờ nên đâu có biết. Có điều ngoài đó sóng to gió lớn lắm đó.
- Nhưng mà chắc cũng có nhiều cái hay lắm há. Em thấy người ta nói ngoài biển không có giống như trong ấp mình nên cũng muốn coi cho biết vậy mà. Hay sau này anh đưa em đi nha!
- Anh không hứa trước đâu à. Mà mình cứ sống ở đây, với vườn nhãn này, con kênh này, đi chi đâu xa cho mệt thân. Em muốn chơi nước, anh bơi xuồng đưa em đi chơi, chịu heng!

Ấy vậy mà cuộc đời vẫn luôn chứa đựng nhiều nỗi éo le. Cha Dung bỗng dưng trở bệnh nặng, sức lao động không còn, nhà lại phải bán đi một phần đất vườn để lấy tiền chạy chữa, nên gia cảnh vì vậy mà rơi vào khốn khó. Mối tình đẹp đẽ như dòng sông quê của Dung và Phát cũng không có một cái kết như người ta mong muốn. Những giận hờn muôn thuở của tình yêu đã bị tự ái cá nhân dung túng đẩy hai người dần xa nhau. Để rồi mùa nhãn năm ấy, đã không có được một cái đám cưới như dự định. Sang mùaua nhãn năm sau, Phát lấy vợ, một cô thôn nữ ở đâu ấp bên, trông cũng hiền lành và ít nói. Nỗi buồn ôm chặt lấy thời gian cứ bám theo dai dẳng cuộc đời Dung. Trong thâm tâm, Dung không tin, càng nghĩ Dung càng không thể tin sự thật là như vậy! Chẵng lẽ những cảm nhận mơ hồ trước đây của Dung là đúng, nguyên nhân thật sự chính là cách nhìn nhận cuộc sống và cái mơ ước về tương lai của hai người không giống nhau, hay là vì… nhà Dung nghèo (?!)
***
- Mẹ à, con muốn xin phép mẹ chuyện đi học của vợ con. Xin mẹ hãy đồng ý cho em Dung đi học, việc nhà thì cả hai vợ chồng con sắp xếp được mà.
Bệnh tình của bà cụ Vương càng trở nên trầm trọng. Sợ rằng không qua khỏi, bà bèn gọi vợ chồng Dung và đứa cháu nội lại bên giường mà căn dặn. A Hòa cũng sợ rằng đây là cơ hội cuối cùng để phân bày với mẹ, bởi sau này lỡ bà về với tổ tiên rồi mà anh có cho Dung đi học cũng sẽ thấy rất áy náy.
- Dung à, con hãy thương lấy chồng con mà tận tâm tận lực lo cho nó, lo cho cái nhà này. Đừng đi học nữa, không còn thời gian đâu, mà học giờ về sau này cũng không còn làm được gì nữa. Phải tiết kiệm thật nhiều tiền để lo cho A Hưng sau này. Mẹ cũng đã cân nhắc kỹ rồi, các con đừng bàn thêm làm gì nữa... – Bà cụ nói chưa dứt câu thì ho liền một tràng dài.
-Dung linh cảm sức khỏe mẹ chồng đã rất xấu, vội nói chồng gọi cấp cứu ngay.
- Cấp… cấp cứu á? ờ… ờ… em gọi, em gọi đi? – A Hòa luống cuống, một tay đỡ mẹ dậy, một tay vuốt ngực cho bà cụ.
Gần nửa tháng sau đó, Dung vừa phải lo chạy vào bệnh viện để nuôi mẹ chồng, lại phải lo phụ chồng thu hoạch nhãn. Nhờ kịp thời cứu chữa và bàn tay chăm sóc của Dung mà sức khỏe của bà cụ Vương đã qua cơn thập tử nhất sinh. Lúc mở mắt ra, bà lại thấy Dung ngồi bên cạnh giường bệnh mà xoa bóp cho bà. Tự dưng, trong lòng bà trào dâng một nỗi niềm khó tả. Tính ra từ ngày về làm dâu nhà họ Vương, Dung chưa một lần nào tỏ ra thiếu lễ phép, mọi việc trong nhà, ngoài cửa Dung đều lo chu toàn. Dung cũng đã kịp cho bà một đứa cháu nội kháu khỉnh như vậy. Và cũng chính Dung đã khuyên chồng để bà ở lại nhà rồi Dung sẽ chăm sóc chứ không nên đưa vào viện dưỡng lão như người ta khuyên. Tự nhiên bà thấy thương Dung như chính con gái ruột của mình vậy. Thế mà lại đành lòng không cho con gái ruột của mình thực hiện ước nguyện của nó sao. Vậy thì bà sẽ ân hận mất thôi! Nghĩ tới lúc đó, khóe mắt bỗng thấy cay cay, nhưng bà vẫn cố giấu không để cho Dung biết.
- Con hãy đi học, con nên đi học, Dung à.
Quá đỗi bất ngờ, Dung không nói nên lời, trong nỗi xúc động trào dâng, Dung ôm lấy mẹ chồng mà gọi:
- Mẹ… mẹ….
***
Chiều nay, sau khi tan buổi trực ở sở di dân, Dung chạy xe qua trường đón con. Hai mẹ con đi chợ mua ít đồ dùng cho bữa tối rồi về nhà. Con đường chiều nay thật vắng vẻ. Hai bên đường những cây nhãn mới hôm nào nặng trĩu những chùm quả, nay đã xanh mơn mởn những lá non.
- Nay ở trường có gì vui không con?
A Hưng nãy giờ vẫn ngồi sau ôm lấy mẹ, nghe hỏi thì bi bô:
- Dạ vui, có mấy anh chị sinh viên đại học tới dạy lớp con làm diều. Có người biết con có mẹ là người Việt Nam nên mới hỏi con biết nói tiếng Việt không. Con nói không, nhưng mà biết hát tiếng Việt, rồi con hát cho mọi người nghe bài “Cháu yêu Bà” mẹ dạy con đó. Ai cũng khen con hát hay.
- Con của mẹ thật giỏi, để mẹ sẽ dạy con nói thêm nhiều tiếng Việt nha.
- Dạ. À mẹ ơi, hết nhãn rồi.
- Ừa, năm nay hết nhãn rồi, năm sau lại có tiếp thôi con ạ.
- Năm sau A Hưng lớn rồi, A Hưng sẽ phụ mẹ hái nhãn nha.
- Ừ, A Hưng ngoan, cho A Hưng bẻ nhãn với mẹ!
- Đường chiều về nhà hôm nay bỗng thấy vui vui lạ.

arrow
arrow
    全站熱搜

    fslv 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()